Nâng ngực là một trong những thủ thuật thẩm mỹ phổ biến nhất toàn cầu, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nếu tìm hiểu kỹ về phẫu thuật đặt túi ngực, có thể bạn đã từng nghe về biến chứng bao xơ co thắt gây đau nhức kéo dài và làm thay đổi tình trạng của vú. Mặc dù tình trạng này không quá phổ biến, nhưng vẫn có thể xảy ra với bất kỳ ai đã trải qua thủ thuật cấy ghép túi ngực. Tuy nhiên, bao xơ co thắt vẫn có thể được điều trị một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và duy trì vẻ ngoài thẩm mỹ.
Hãy cùng Bệnh viện AVA tìm hiểu thông tin về Biến chứng bao xơ co thắt cũng như cách phòng ngừa và điều trị biến chứng này nhé!
1. Bao xơ co thắt là gì?
Sau khi thực hiện các cuộc phẫu thuật cấy ghép vật liệu y tế, việc hình thành một “bao” mô sẹo xung quanh vật liệu cấy ghép là một phản ứng bình thường của cơ thể. Trong trường hợp cấy ghép túi ngực, lớp mô sẹo thường giúp giữ vị trí và ổn định của túi ngực, ngăn chặn sự trượt lệch trong khoang ngực.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, lớp mô sẹo này trở nên quá cứng và co thắt chặt xung quanh ngực. Tình trạng này được gọi là co thắt bao xơ, có thể dẫn đến các vấn đề thẩm mỹ như thay đổi hình dạng vú, thậm chí gây đau đớn kéo dài.
2. Nguyên nhân gây bao xơ co thắt
Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tình trạng bao xơ co thắt sau phẫu thuật cấy ghép. Cụ thể, nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn dịch hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng các mô sẹo dày xuất hiện sau chấn thương thì khả năng gặp phải tình trạng bao xơ co thắt cao hơn so với những bệnh nhân khác.
Những người có tiền sử gia đình như vậy cần lưu ý khả năng này và trao đổi với bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời.
Nhiễm khuẩn
Biofilm là một lớp mỏng vi khuẩn phát triển xung quanh túi ngực sau khi một loại vi khuẩn (thường là vi khuẩn tụ cầu) xâm nhập vào khoang ngực trong quá trình phẫu thuật. Đây là loại nhiễm trùng mãn tính, mức độ thấp và có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng như sốt hay mệt mỏi. Tuy nhiên, khi cơ thể chống lại vi khuẩn này, nó sẽ hình thành nhiều mô sẹo, dẫn đến co thắt bao xơ.
Thực tế, một số bệnh nhân có thể mang vi khuẩn tụ cầu trên da một cách tự nhiên nhưng lại không có bất kỳ triệu chứng nào. Chỉ khi có vết thương hở sau phẫu thuật, vi khuẩn này mới có cơ hội xâm nhập và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác.
Một số nguyên nhân khác
Một số biến chứng ít phổ biến của phẫu thuật nâng ngực, chẳng hạn như vỡ túi ngực, tụ máu và huyết thanh, cũng được cho là có thể gia tăng nguy cơ co thắt bao xơ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cục máu này có thể làm tăng khả năng phát triển co thắt bao xơ bằng cách cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn, qua đó thúc đẩy sự phát triển của biofilm.
3. Triệu chứng và phân loại bao xơ co thắt
Các triệu chứng chung
Hình thành bao xơ co thắt có thể xảy ra từ vài tuần đến vài năm sau phẫu thuật nâng ngực. Các triệu chứng thường bắt đầu từ từ và tiến triển chậm. Trường hợp nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào về hình dạng, kết cấu hoặc đối xứng của ngực, bệnh nhân phải thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Các dấu hiệu chung của cơ thắt bao xơ bao gồm ngực cứng bất thường và bị biến dạng, túi ngực bị đẩy lên cao do mô sẹo co thắt có thể đẩy túi ngực lên trên, phần da ngực bị nhăn nheo và co lại; ngoài ra bệnh nhân cũng cần cẩn thận trước biểu hiện đau và căng tức gây khó chịu, đó đều là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bao xơ co thắt sau phẫu thuật nâng ngực.
Phân loại bao xơ co thắt
- Cấp 1: Thường không có triệu chứng; kích thước, hình dạng và kết cấu của ngực không thay đổi. Ngực trông tự nhiên và mềm mại khi chạm vào.
- Cấp 2: Ngực thường sẽ có hình dạng bình thường nhưng cảm giác hơi cứng khi chạm vào.
- Cấp 3: Các triệu chứng thẩm mỹ rõ ràng. Ngực sẽ cảm giác cứng và trông bất thường, núm vú có thể bị biến dạng. Tuy nhiên, co thắt bao xơ cấp độ này thường không gây đau nhiều.
- Cấp 4: Ở mức độ này, ngực trở nên nhạy cảm, đau, cứng và biến dạng.
4. Điều trị bao xơ co thắt
Điều trị không xâm lấn
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nếu tình trạng co thắt bao xơ của bệnh nhân đang ở giai đoạn rất sớm, có thể áp dụng phương pháp điều trị không xâm lấn như massage mạnh để phá vỡ mô sẹo và giúp túi ngực tương thích với cơ thể.
Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả và có thể cần các biện pháp mạnh hơn để giảm triệu chứng đau đớn và khôi phục sự cân đối của ngực
Điều trị xâm lấn
Cắt bỏ bao xơ (Capsulectomy): Trong quá trình cắt bỏ bao xơ, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ bao xơ xung quanh và thay thế túi mới cho bệnh nhân, túi ngực mới được bao bọc bởi một lớp vật liệu sinh học (Dermal Matrix Material) – một chất thay thế da chủ yếu làm từ collagen, nó cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung, cơ thể sẽ hình thành một bao xơ mới xung quanh nó.
Cắt bao xơ mở (Open Capsulotomy): Trong quá trình cắt bao xơ mở, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ cắt mở bao xơ quanh cấy ghép ngực bằng các vết rạch nhỏ và loại bỏ một phần bao xơ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thay thế túi ngực mới cho bệnh nhân.
Phẫu thuật tái tạo vạt mô (Flap Reconstruction Surgery): Trong quy trình tái tạo vạt mô, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tháo bỏ túi ngực và tái tạo ngực bằng một vạt mô được cấy từ một khu vực khác trên cơ thể, chẳng hạn như bụng hoặc mông. Phương pháp này sẽ loại bỏ nguy cơ co thắt bao xơ tái phát vì bao xơ không hình thành xung quanh các vạt mô. Tuy nhiên, tái tạo vạt mô là một phẫu thuật phức tạp hơn và cần thời gian phục hồi lâu hơn so với cắt bỏ bao xơ hoặc cắt bao xơ mở.
5. Cách phòng ngừa bao xơ co thắt
Chọn kích thước vừa phải
Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ bao xơ co thắt là lựa chọn kích thước túi ngực phù hợp với cơ thể. Trước khi thực hiện phẫu thuật, TS.BS Nguyễn Thiện Khanh sẽ đo vẽ và xác định kích thước túi ngực phù hợp với tình trạng mô tuyến của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có bộ ngực tự nhiên nhỏ hoặc ít mô tuyến nhưng muốn tăng kích thước cúp ngực, bác sĩ khuyến nghị nên tăng kích thước túi ngực theo từng giai đoạn để cơ thể dần thích nghi với những túi ngực trung bình. Khi da đã giãn ra theo thời gian thì bác sĩ có thể thay túi mới lớn hơn trong quá trình theo dõi cẩn thận.
Sử dụng túi ngực bề mặt vi nhám
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng túi ngực bề mặt vi nhám, thay vì bề mặt nhẵn có thể làm giảm khả năng gây ra co thắt bao xơ do bề mặt vi nhám hạn chế mô sẹo dày xung quanh. Tuy nhiên, loại túi ngực này không phù hợp với mọi bệnh nhân và thích hợp nhất khi đặt dưới cơ. Trong buổi tư vấn trực tiếp, Bác sĩ Khanh sẽ thảo luận và xác định loại túi phù hợp với khách hàng.
Xử lý túi ngực ở mức tối thiểu
Túi ngực càng được xử lý nhiều trước khi đưa vào ngực của bệnh nhân thì khả năng nhiễm khuẩn càng cao. Do đó, các bác sĩ phẫu thuật hạn chế nghiêm ngặt mức độ họ chạm vào túi ngực trước khi đặt nó vào cơ thể bệnh nhân. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật phải có chứng chỉ hành nghề, làm việc trong cơ sở bệnh viện vô trùng và được cấp phép bởi Bộ Y Tế.
Đặt túi ngực dưới cơ
Khi túi ngực được đặt một phần dưới cơ, nguy cơ gây bao xơ co thắt chỉ khoảng 8% – 12%. Trong khi đặt túi ngực trên cơ, nguy cơ sẽ cao hơn khoảng 12% – 18%. Ngoài ra, nếu túi ngực được đặt hoàn toàn dưới cơ, nguy cơ gây co thắt bao xơ khá thấp, chỉ từ 4% – 8%.
Nâng ngực bằng phương pháp đặt túi kết hợp cấy mỡ tự thân (Hybrid Breast Augmentation)
Phương pháp Hybrid Breast Augmentation là một sự lựa chọn nâng ngực an toàn và hiệu quả do sử dụng mỡ tự thân không gây ra phản ứng miễn dịch và giúp mô ngực linh hoạt hơn. Phương pháp này giúp hạn chế các rủi ro như phản ứng dị ứng và các biến chứng liên quan đến việc cấy ghép túi ngực, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây bao xơ cơ thắt.
Tuân theo hướng dẫn của Bác sĩ sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần hạn chế hoạt động mạnh và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tại bệnh viện AVA, khi thực hiện phẫu thuật đặt túi ngực, bác sĩ đã tiến hành bóc tách khoang cẩn thận, do đó bệnh nhân không cần phải mặc áo ngực định hình chật chội gây khó chịu. Thay vào đó, bệnh nhân chỉ cần mặc áo ngực mềm đã được thiết kế theo số đo riêng nên rất thoải mái.
Massage thường xuyên
Massage ngực có thể giúp các mô vú duy trì độ mềm dẻo, ngăn ngừa mô sẹo hình thành và giảm nguy cơ túi ngực bị cứng. Tại bệnh viện AVA, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được massage hệ bạch huyết mỗi ngày giúp giảm sưng, bầm, đau và nhạy cảm, từ đó giúp cơ thể nhanh lành vết thương, giảm thiểu nguy cơ gây bao xơ co thắt.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và góp phần ngăn ngừa bao xơ co thắt. Chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất có thể tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm, từ đó giảm nguy cơ phát triển bao xơ co thắt
6. Kết luận
Nâng ngực là một thủ thuật thẩm mỹ phổ biến, việc nhận biết và phòng ngừa biến chứng bao xơ co thắt là rất quan trọng. Tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bao xơ co thắt giúp khách hàng có quyết định đúng đắn hơn khi lựa chọn phương pháp nâng ngực. Việc thảo luận chi tiết với bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ các hướng dẫn sau phẫu thuật sẽ giảm thiểu nguy cơ bao xơ co thắt, đảm bảo kết quả nâng ngực lâu dài và an toàn.
Hãy cùng Bệnh viện AVA tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ của bạn một cách an toàn và hiệu quả.
Đơn vị có giấy phép của cơ quan chức năng, đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn an toàn phẫu thuật.
—
Bệnh viện chuyên khoa Phẫu thuật và Tạo hình thẩm mỹ AVA
Địa chỉ: 236-238 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0931.467.546 – 0902.686.313
Fanpage: Bệnh viện thẩm mỹ AVA
Website: https://benhvienava.com/